Danh mục
Cầu Trục Đại Việt

Xe con cầu trục 60/5 Tấn tại Đông Anh, Hà Nội

CẦU TRỤC ĐẠI VIỆT Sunday, 19 September, 2021

Xe con cầu trục là gì?                                                                   

     1. Xe con cầu trục là thiết bị nâng dùng trên cầu trục hay cổng trục dầm đôi & được chế tạo cho môi trường làm việc đặc thù.

     2. Với thiết kế dạng rời & được tổ hợp lại trên khung xe con nhằm tạo ra sự linh hoạt & đa dạng về công năng, có khả năng đáp ứng trong những nơi làm việc khắc nghiệt nhất.

     3. Xe con cầu trục là thiết bị nâng chủ yếu trong các công trình thủy điện, nhà máy luyện kim hay sản xuất bê tông.

Xe con cầu trục lắp đặt tại dự án Suối Choang - Nghệ An

Xe con cầu trục có cấu tạo:.

1. Kết cấu khung xe con cầu trục.

      - Khung xe con được tổ hợp từ thép tấm (cắt từ Máy cắt plasma CNC theo kích thước định sẵn) và được liên kết chặt chẽ với nhau qua các mối hàn. Nhằm tạo ra bệ đỡ liên kết các thành phần từ động cơ, hộp số, phanh thủy lực cho đến các bánh xe di chuyển với nhau thành một khối thống nhất. Nhằm đảm bảo tính chịu lực cũng như độ ổn định, độ bền trong môi trường khắc nghiệt.

Khung dầm Xe con cầu trục 60/5 Tấn

     2. Xe con cầu trục bao gồm các thiết bị chính: như động cơ, hộp số, phanh thủy lực, tang cuốn cáp(cáp thép) & bánh xe di chuyển …

      - Thiết bị trên xe con cầu trục được Dai Viet Crane nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất palang điện nổi tiếng như Balkansko - Bulgaria, Kukdong Hoist - Korea, WKTO – China, Henan Tx Crane – China, HY Crane – China … sau đó tổ hợp lại theo từng yêu cầu cụ thể của ứng dụng hay đặc tính cửa từng công việc.

Tang cuốn cáp thép cho xe con cầu trục

Phanh thủy lực YWZ5 cho xe con cầu trục

     3. Xe con cầu trục chia ra 2 cơ cấu: cơ cấu nâng & cơ cấu di chuyển trên cùng một khung xe con.

      - Cơ cấu nâng: đáp ứng nhu cầu nâng & hạ tải. Được truyền động từ động cơ sang trục vào hộp số & kết nối với tang cuốn cáp tại trục ra. Khi hoạt động, cơ cấu này được bảo vệ bởi giới hạn an toàn về tải trọng, hành trình nâng cũng như hệ thống phanh nâng kép(phanh thủy lực & phanh điện từ).

      - Tốc độ nâng trên xe con được chia thành nhiều cấp thông qua tủ điều khiển tích hợp biến tần hay tủ điện trở.

      - Cơ cấu di chuyển: giúp xe con di chuyển dọc theo dầm chính. Được truyền động từ động cơ liền hộp số(động cơ giảm tốc) & kết nối cụm bánh xe di chuyển thông qua bánh răng. Khi hoạt động, cơ cấu này được giới hạn bởi hành trình ray chạy dọc trên dầm chính & cũng được điều khiển bằng biến tần để có thời gian tăng, giảm tốc phù hợp.

Cơ cấu nâng & di chuyển trên xe con cầu trục.

Phân loại - Ưu điểm - Ứng dụng xe con cầu trục

     1. Xe con cầu trục được phân ra theo tải trọng nâng ta có các loại như:

      - Xe con cầu trục 20 tấn.

      - Xe con cầu trục 30 tấn.

      - Xe con cầu trục 60 tấn…

     2. Ngoài ra, xe con còn được chia ra theo số móc nâng trên 1 xe con, khi đó ta có xe con cầu trục 1 móc & xe con cầu trục 2 móc.

   - Ví dụ: Xe con cầu trục 20/5 Tấn là xe con 2 móc, tức là trên khung xe con có 2 cụm nâng với tải trọng trọng lần lượt là 20 Tấn(móc chính) & 5 Tấn(móc phụ).

Xe con cầu trục có 2 móc nâng

     3. Xe con cầu trục có ưu điểm:

      - Ở chế độ làm việc liên tục(A6 - A7).

      - Vận hành ở tốc độ cao hay có dải chiều cao nâng lớn.

      - Tuổi thọ sử dụng lâu dài.

     4. Xe con cầu trục được lựa chọn chủ yếu trong các môi trường đặc thù của nhà máy luyện kim hay đến các công trình thủy điện, nhà máy sản xuất bê tông…

Báo giá xe con cầu trục bao gồm những gì?

     1. Tải trọng nâng tối đa của xe con cầu trục.

      - Thông số này liên quan đến lựa chọn công suất của bộ truyền động cơ cấu nâng, từ động cơ đến hộp số & phanh thủy lực.

      - Bên cạnh đó, yếu tố về kết cấu khung xe con có hoạt động ổn định hay không cũng dựa trên tải trọng nâng.

Hộp giảm tốc Tailong 

     2. Tốc độ nâng & kiểu điều khiển tốc độ xe con cầu trục.

      - Tốc độ nâng của xe con đảm bảo cho năng suất công việc của mỗi nhà máy. Tốc độ nâng thường được điểu khiển thông qua Tủ biến tần hoặc Tủ điện trở.

      - Xe con cầu trục với kích thước lớn & nặng nên khi vận hành cần có thời gian tăng giảm tốc phù hợp trước khi đạt tốc độ tối đa hoặc dừng lại. Tủ điều khiển khi được tích hợp biến tần giúp cho quá trình di chuyển hay nâng hạ được mượt mà & bảo vệ thiết bị có tuổi thọ sử dụng lâu hơn.

      - Do vậy, trên 1 xe con thường có 2 tủ điều khiển dành riêng cho 2 cơ cấu nâng & di chuyển.

      - Ngoài ra, Tủ điều khiển có biến tần còn đảm bảo các yếu tố từ nguồn điện đến tốc độ luôn nằm trong giới hạn an toàn.

Tủ điện điều khiển xe con cầu trục

     3. Chiều cao nâng của xe con cầu trục:

      - Với mỗi ứng dụng sẽ có một thông số chiều cao nâng khác nhau, đảm bảo vật nâng được nâng lên hay hạ xuống vị trí cần đặt.

      - Thông thường xe con cầu trục thường có dải chiều cao từ 20M đến 40M.

     4. Chế độ làm việc

      - Thông số này liên quan đến tuổi thọ thiết bị hoặc tần suất thay thế các phụ kiện đi kèm như phanh, khớp nối, vòng bi, nhớt bôi trơn…

     5. Khoảng cách 2 tim bánh xe

      - Mỗi hệ cầu trục hay cổng trục dầm đôi thường thiết kế một chuẩn cho tim ray đường chạy, yếu tố này sẽ phù hợp với khoảng cách 2 tim bánh xe con sau tổ hợp.

     6. Thiết bị an toàn như: bảo vệ quá tải, quá nhiệt, giới hạn hành trình nâng hạ, di chuyển xe con, di chuyển cầu trục…

Hạn chế hành trình nâng DXZ - thiết bị an toàn cho xe con cầu trục

Hạn chế hành trình nâng LX - thiết bị an toàn cho xe con cầu trục

Tiêu chuẩn chế tạo xe con cầu trục

     1. Tiêu chuẩn chế tạo Cầu trục, cổng trục, palang điện, tời nâng tại Việt Nam đều cần tuân thủ đúng theo: TCVN 4244:2005

 Các bước chuẩn bị lắp đặt xe con cầu trục

     1. Xe con cầu trục với kích thước lớn nên:

      - Khi tổ hợp kết cấu khung có thể được tách ra thành 2 phần, đa số là kết cấu khung cho xe con 2 móc nâng.

      - Mỗi móc nâng sẽ được tổ hợp trên 1 kết cấu khung riêng. Việc làm này đảm bảo quá trình vận chuyển được dễ dàng.

 

Hàn lại các mối hàn khung dầm xe con cầu trục

     2. Trước khi tiến hành lắp đặt chúng ta cần chuẩn bị một số công việc sau:

      - Lựa chọn phương tiện & không gian lắp đặt hợp lí nhất, điều này đảm bảo các khâu lắp dựng nhanh chóng & không phát sinh chi phí.

      - Công nhân đảm nhận lái xe cẩu cần có chứng chỉ & kinh nghiệm lắp dựng.

      - Nhân sự lắp đặt cần tối thiểu 4-5 người(1 nhóm trưởng, 1 thợ điện, 2 thợ cơ khí)

Xe chở thiết bị đi lắp xe con cầu trục

Các bước lắp đặt xe con cầu trục

     1. Lắp đặt dầm cầu trục

      - Công việc này nên thực hiện bên dưới sàn.

      - Đầu tiên đặt hai dầm chính & hai dầm biên vào vị trí bằng phẳng để tổ hợp lại trước, các mặt bích ghép nối cần được căn chỉnh sao cho khớp trước khi siết bulong liên kết.

      - Tiếp đến là lắp động cơ vào 2 cụm dầm biên. Lưu ý các bánh răng truyền động cần được bôi trơn trước khi lắp.

      - Trong tình huống không gian lắp đặt nhỏ hoặc không có xe cẩu lớn thì việc lắp đặt dầm chính sẽ chia hai lần, lần 1 sẽ cho hai dầm biên & một dầm chính được tổ hợp trước & đưa lên, lần hai sẽ cẩu dầm còn lại lên để hoàn thiện.

      - Hoàn thành bước 1.

Hình ảnh Lắp đặt dầm cầu trục

     2. Tổ hợp 2 cụm nâng cho xe con cầu trục

Tổ hợp lại 2 cụm nâng cho xe con cầu trục   

      - Kết cấu khung 2 cụm nâng(2 móc chính, phụ) được tổ hợp lại thành một khối qua liên kết bulong trước khi cầu lên.

      - Yêu cầu lấy mặt phẳng & siết cứng tay tất cả các điểm có liên kết .

     3. Lắp đặt hệ điện dọc & điện ngang

Cẩu xe con đặt lên dầm chính

      - Sau khi xe con được đặt lên dầm chính. Hệ điện dọc & hệ điện ngang cấp nguồn cho cầu trục bắt đầu được lắp đặt.

 Hình ảnh Lắp đặt hệ điện cầu trục

      - Yêu cầu: Hệ điện dọc & ngang sẽ cần tính hệ số an toàn, không xảy ra trường hợp quá tải khi hoạt động cùng lúc.

     5. Cấp nguồn vào tủ điều khiển

 Hình ảnh Cấp nguồn vào tủ điều khiển cầu trục

      - Sau khi hoàn thành hệ điện nguồn sẽ được cấp vào tủ điều khiển trên palang & 2 động cơ dầm biên.

      - Thợ điện sẽ hoàn tất các khâu đấu nối còn lại.

      - Sau đó, tiến đến bước chạy thử(chạy không tải).

     5. Chạy thử & cân chỉnh

Cầu trục - Chạy không tải

      - Đây là bước chạy không tải trên toàn hành trình để đánh giá tổng thể từ kết cấu đến thiết bị.

      - Trước khi chạy cần để ý đến các điểm sau:

      + Thứ 1: Vào cáp cho 2 móc nâng chính, phụ của xe con.

       . Bước này cần thả cáp theo đường dài để tránh xoắn cáp. Đưa cáp vào tang & pully theo sơ đồ bố trí cáp tải.

      + Thứ 2: Đổ dầu cho hộp số & phanh thủy lực:

       . Thiết bị mới chỉ có dầu bảo quản nên khi vận hành cần được đổ đủ dầu.

      + Thứ 3: Cân chỉnh phanh thủy lực & phanh điện từ.

     6. Kiểm định - Thử tải Cầu trục

 Hình ảnh Kiểm định - Thử tải xe con cầu trục

      - Đây là bước để đưa cầu trục vào vận hành an toàn sau khi được đánh giá & chứng nhận bởi cơ quan nhà nước.

      - Trước khi thử tải cần chuẩn bị công việc sau:

      + 1 bộ hồ sơ thử tải theo quy định.

      + Mố thử tải.

      + Yêu cầu: cần kiểm tra lại hệ thống điện, từ điện nguồn đến điện điều khiển. Đảm bảo quá trình diễn ra an toàn.

      + Khi thử tải hoàn tất, hệ cầu trục sẽ được dán tem & có giá trị sử dụng trong thời gian 3 năm.

Xe con cầu trục 60/5 Tấn

Đơn vị chế tạo & lắp đặt xe con cầu trục tại Đông Anh - Hà Nội

     1. Dai Viet Crane, một đơn vị chuyên chế tạo & lắp đặt xe con cầu trục, với:

      - Đội ngũ thiết kế tâm huyết cùng nhiều nằm kinh nghiệm trong nghề.

     2. Chúng tôi có nhà xưởng chế tạo đặt tại số 18, ngõ Nhân Hòa, đường Hải Bối, xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội.

     3. Hãy liên hệ ngay với Dai Viet Crane qua hotline: 024 6658 2434 để được giải đáp các thắc mắc & tư vấn tận tình để đưa ra các phương án báo giá cầu trục phù hợp nhất với bạn.

     4. Bạn sẽ yên tâm với dịch vụ trọn gói từ khâu khảo sát đến lắp đặt hoàn thiện. Gói bảo dưỡng cầu trục miễn phí 1 năm cho khách hàng lắp mới.

Video Xe con cầu trục 60/5 Tấn - Chạy không tải

Bạn đang xem: Xe con cầu trục 60/5 Tấn tại Đông Anh, Hà Nội
Bài trước Bài sau

Giỏ hàng