Trang chủ Liên hệ

Cầu trục dầm đôi 20 Tấn tại Đông Anh, Hà Nội

CẦU TRỤC ĐẠI VIỆT 16/09/2021

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về cầu trục dầm đôi         

     1. Đặc điểm của cầu trục dầm đôi là:

      - Dầm chính sẽ được liên kết với 2 dầm hai biên để giúp cầu trục di chuyển theo phương dọc của nhà xưởng.

      - Hai dầm chính dùng để làm đường chạy cho palang điện hay xe con, palang này giúp nâng hạ & di chuyển vật nâng theo phương của dầm chính.

     2. Cầu trục dầm đôi là thiết bị nâng hạ có kết cấu hai dầm chính:

      - Có cùng kích thước và được đặt song song với nhau.

      - Chúng được liên kết vuông góc bằng bulong với dầm biên cầu trục.

      - Hai dầm chính có sức chịu tải như nhau.

     3. Cầu trục dầm đôi gồm các thành phần chính như:

      - Dầm chính.

      - Hệ dầm biên.

      - Palang điện, xe con.

      - Hệ thống điện cấp nguồn & hệ dầm đỡ ray cho cầu trục.

Cầu trục dầm đôi lắp tại dự án Suối Choang - Nghệ An

Cùng tìm hiểu về những bộ phận của cầu trục dầm đôi

     1. Hệ dầm chính của cầu trục dầm đôi:

      - Cấu tạo dầm chính của cầu trục dầm đôi được tổ hợp từ thép tấm và được tổ hợp dạng hộp.

      - Thiết kế của dầm chính phải đảm bảo độ cứng và độ vững chắc.

      - Dầm chính được thiết kế có độ võng sẽ đảm bảo sự an toàn để có tuổi thọ lâu hơn.

     2. Hệ dầm biên của cầu trục dầm đôi:

      - Thông thường thì dầm biên sẽ được thiết kế dạng hộp từ thép hộp đúc sẵn hoặc thép hàn.

      - Dầm biên cũng sẽ được tổ hợp theo quy trình như dầm chính.

      - Khi tổ hợp dầm biên thì cần lưu ý:

      + Độ song song của trục lắp bánh xe.

      + Độ cao thấp của vị trí lắp bánh xe.

     3. Thiết bị nâng cho cầu trục dầm đôi là:

      - Palang cáp điện dầm đôi hay xe con cầu trục. Được nhập khẩu đồng bộ  hay tổ hợp ở dạng thiết bị rời tùy theo chế độ làm việc của từng nhà máy hay đặc tính cửa từng công việc.

      - Xe con hoạt động theo 4 hướng (lên, xuống, trái, phải) & di chuyển trên ray đặt ở đỉnh  dầm chính.

Cầu trục dầm đôi sử dụng xe con

     4. Hệ cấp điện cho cầu trục dầm đôi: bao gồm hệ điện dọc, hệ điện ngang & tủ điều khiển.

      - Hệ điện dọc: là hệ điện nguồn chạy dọc nhà xưởng, thường thấy ở kiểu thanh quẹt an toàn 1P, 3P, 4P. Với chức năng cung cấp điện cho cả hệ cầu trục.

Ray điện an toàn cho cầu trục dầm đôi

      - Hệ điện ngang: là hệ điện nguồn lắp song song với dầm chính, kiểu sâu đo máng C. Có chức năng cung cấp điện cho xe con cầu trục.

Phụ kiện hệ điện ngang cấp nguồn cho cầu trục dầm đôi

      - Tủ điều khiển: các hãng sản xuất palang điện luôn trang bị 1 tủ điều khiển đồng bộ cho cả hệ cầu trục với 6 hướng di chuyển. Thường là tủ điều khiển bằng Contactor(khởi động từ) với kiểu khởi động trực tiếp qua điện áp nguồn.

      - Thực tế cho thấy, động cơ nâng & động cơ dầm biên luôn cần thay đổi tốc độ khi khởi động với thời gian tăng giảm tốc sẽ giúp hệ cầu trục hoạt động mềm mại hơn hay khi cần sử dụng tốc độ chậm để lắp đặt các chi tiết máy…Lúc này tủ điều khiển sẽ được tích hợp thêm biến tần để đáp ứng yêu cầu trên.

     5. Hệ ray di chuyển cầu trục & dầm đỡ ray: có 2 loại ray trên cầu trục dầm đôi. Một là đường chạy cho xe con & hai là cho di chuyển cầu trục.

      - Ray vuông: hay thép vuông đặc có các chuẩn từ 10x10(mm) đến 100x100(mm), được hàn trực tiếp lên đỉnh dầm đỡ hay đỉnh dầm chính.

      - Ray P: thường gọi là ray xe lửa với các chuẩn hay dùng từ P18 đến P30. Khác với ray vuông khi lắp đặt ray P thường đi kèm với kẹp ray để liên kết ray với dầm đỡ ray.

      - Dầm đỡ ray: có cấu tạo kiểu thép hình H, I. Dầm đỡ được đặt trên vai cột & liên kết kiểu bulong hoặc hàn trực tiếp.

Cầu trục dầm đôi được lắp trong nhà với chiều cao nâng 5M

Nhược điểm và ưu điểm khi sử dụng cầu trục dầm đôi

     1. Nhược điểm của cầu trục dầm đôi:

      - Chi phí ban dầu cho cầu trục dầm đôi cao hơn cầu trục dầm đơn.

      - Cần nhiều nhân công lắp đặt hơn.

.     2. Ưu điểm của cầu trục dầm đôi:

      - Chế độ làm việc cao nên được sử dụng chủ yếu trong các dây chuyền của nhà máy sản xuất bê tông, nhà máy sản xuất thép....

      - Sức nâng mạnh mẽ.

      - Bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản, linh hoạt.

      - Bên trên mặt dầm chính tận dụng được không gian

 

Cầu trục dầm đôi 20 Tấn.

Những lưu ý và nguyên lý hoạt động khi chọn dùng cầu trục dầm đôi:

     1. Những lưu ý khi chọn dùng cầu trục dầm đôi:

      - Trước khi cầu trục dầm đôi được đưa vào sử dụng thì cần phải thử tải nó, xem các thiết bị như palang, hệ cấp điện, cơ cấu di chuyển phải hoạt động bình thường không có bất ổn.

      - Khi cầu trục vận hành thì không được đứng dưới vật naang hoặc đứng trên vật nâng, như vậy sẽ mất an toàn, ảnh hưởng đến con người.

      - Bảo dưỡng cầu trục theo đúng định kỳ.

      - Luôn có sẵn các phụ kiện để thay thế khi hỏng hóc hay bị ăn mòn.

      - Cầu trục phải được sử dụng theo đúng công dụng, chức năng của nó và vật nâng phải theo đúng tiêu chuẩn cho phép.

     2. Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi:

      - Dầm chính có hai đầu liên kết cứng với dầm cuối theo phương thẳng đứng và phương ngang. Ở dầm cuối có lắp bánh xe di chuyển chạy trên hai thanh ray chạy dọc theo mặt sàn nhà xưởng. Khẩu độ cầu trục là khoảng cách giữa tâm các ray theo phương ngang.

      - Thiết bị nâng được dùng là palang hoặc xe con. Khi cầu trục vận hành thì palang sẽ chạy dọc theo các đường ray trên mặt dầm chính. Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể lắp 1 hoặc 2 cơ cấu nâng. Nếu dùng 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng chính sẽ có tải trọng lớn hơn cơ cấu nâng phụ.

      - Cơ cấu di chuyển sẽ được đặt trên kết cấu dầm cầu. Nguồn điện thông qua đường điện chạy dọc nhà xưởng cung cấp điện cho động cơ của các ơ cấu di chuyển này.

      - Các động cơ đặt trên palang được cấp điện nhờ cáp điện được treo lên trên.

      - Phần kết cấu thép của cầu trục cũng được thiết kế thêm sàn đứng có lan can để phục vụ cho việc đi lại để bảo dưỡng cầu trục hay các thiết bị.

Cầu trục dầm đôi 20 Tấn được sơn màu vàng

Cầu trục dầm đôi 20 Tấn được báo giá bao gồm:

     1. Đơn giá cho thiết bị nâng dùng cho cầu trục dầm đôi 20 Tấn.

      - Khi đã có tải trọng nâng tối đa thì chúng ta có thể lựa chọn được một dòng palang dựa trên 3 yếu tố sau:

      - Chế độ làm việc: không liên tục (M3-M4), trung bình (M5), cao (M6-M7). Điều này dựa trên tần suất hoạt động thực tế của palang tại nhà máy & xí nghiệp.

      - Chiều cao nâng: được xác định từ vị trí đỉnh dầm chính đến mặt sàn hạy vị trí cần nâng tải làm tiêu chuẩn. Thông thường chiều dài cáp tải trên palang điện sẽ dài hơn nhu cầu thực tế cho mục đích an toàn.

      - Tốc độ nâng hạ & di chuyển của palang điện: với mỗi hãng sản xuất khác nhau thì sẽ cung cấp cho chúng ta 1 lựa chọn về tốc độ. Do đó, để đảm năng suất hay nhu cầu của từng nhà máy thì khâu lựa chọn này rất quan trọng.

      - Thông thường tốc độ nâng sẽ cần thay đổi, tốc độ nhanh dùng cho hành trình di chuyển dài & tốc độ chậm khi cần căn chỉnh ở khoảng cách hẹp, ngắn.

Tang cuốn cáp lắp vào xe con cầu trục dầm đôi 20 Tấn 

      2. Đơn giá dầm cầu trục hay thường gọi là đơn giá kết cấu thép sẽ dựa trên đề bài khách hàng cung cấp cho Dai Viet Crane, bao gồm:

      - Tải trọng nâng tối đa.

      - Khẩu độ dầm chính, chiều dài hành trình hoạt động hay diện tích nhà xưởng.

Động cơ dầm biên cầu trục dầm đôi

     3. Đơn giá hệ điện cầu trục bao gồm 3 thành phần như:

      - Hệ điện ngang: có chiều dài tính theo khẩu độ dầm chính(nhân với hệ số 1.15) & công suất chịu tải của cáp điện dựa trên công suất tổng của palang điện hay xe con.

Phụ kiệ hệ điện ngang máng C - Cầu trục dầm đôi

Cáp dẹt cho hệ điện ngang cấp nguồn cho cầu trục dầm đôi

      - Hệ điện dọc: thì dựa trên chiều dài hành trình chạy dọc của cầu trục để có chiều dài ray an toàn 3P(4P). Công suất ray điện 3P cần tính dựa trên tổng công suất của cầu trục.

      - Tủ điều khiển tích hợp biến tần(nếu có): bao gồm tủ biến tần cho cơ cấu nâng hay tủ biến tần cho cơ cấu di chuyển cầu trục, khi cần thay đổi tốc độ cho động cơ nâng hay động cơ dầm biên.

      - Bên cạnh đó, có một lựa chọn khách hàng hay để ý đến là kiểu điều khiển cầu trục thông qua tay bấm điều khiển từ xa.

Điều khiển cầu trục dầm đôi bằng tay bấm điều từ xa JUUKO 6 nút

     4. Thứ 4: Hệ ray di chuyển cầu trục:

      - Một số nhà xưởng hay nhà máy, xí nghiệp khi xây dựng có tính đến việc lắp đặt cầu trục thì hệ kết cấu đã được chuẩn bị sẵn từ vai cột đến dầm đỡ. Khi đó việc báo giá cầu trục sẽ đi từ ray di chuyển đi lên dầm cầu trục.

      - Ray di chuyển thường có chiều dài từ 6M/ 1 cây đến 10M/ 1 cây & có cách lắp đặt khác nhau tùy thuộc vào kiểu dầm đỡ ở dạng bê tông cốt thép hay ở dạng thép hình(I, H)

Cầu trục dầm đôi 20 Tấn lắp đặt ngoài với chiều cao nâng 4.5M

Lắp đặt cầu trục dầm đôi 20 Tấn theo quy trình 7 bước sau:

     1. Lắp đặt dầm cho cầu trục dầm đôi 20 Tấn

      - Công việc này nên thực hiện bên dưới sàn.

      - Đầu tiên đặt hai dầm chính & hai dầm biên vào vị trí bằng phẳng để tổ hợp lại trước, các mặt bích ghép nối cần được căn chỉnh sao cho khớp trước khi siết bulong liên kết.

      - Tiếp đến là lắp động cơ vào dầm biên, thông thường vị trí này kết nối kiểu mặt bích & bulong. Lưu ý các bánh răng truyền động cần được bôi trơn trước khi lắp.

      - Cuối cùng là lắp hệ điện ngang lên máng C đã chuẩn bị từ trước.

      - Trong tình huống không gian lắp đặt nhỏ hoặc không có xe cẩu lớn thì việc lắp đặt dầm chính sẽ chia hai lần, lần 1 sẽ cho hai dầm biên & một dầm chính được tổ hợp trước & đưa lên, lần hai sẽ cẩu dầm còn lại lên để hoàn thiện.

Dầm cầu trục dầm đôi được lắp đặt dưới sàn

     2. Lắp đặt Dầm đỡ ray & ray di chuyển cầu trục dầm đôi 20 Tấn:

      - Đặt 2 đoạn ray lên & gá tạm vào dầm đỡ, sau đó cẩu dầm cầu trục đặt lên ray để lấy tim ray 2 bên cho đều.

      - Sau khi lấy được tim ray, cần gá chặt ray vào dầm đỡ. Sau đó dùng tay di chuyển dầm từ 2 đầu để test xem bánh xe dầm biên có bị lệch không, khoảng hở giữa bánh xe & ray ở 2 bên đã đều chưa.

      - Tiếp đến là cẩu xe con đặt lên ray(trên đỉnh dầm chính), khoảng cách 2 tim ray di chuyển xe con & khoảng cách 2 tim bánh xe luôn được tính toán trước.

      - Cuối cùng là lắp đặt hoàn thiện ray chạy dọc, cần có đầu chặn để giữ giới hạn khi cầu trục tiếp xúc điểm đầu cuối của ray.

     3. Lắp đặt hệ điện dọc cầu trục dầm đôi 20 Tấn:

      - Bước này cần đảm bảo ray an toàn được kéo căng & thẳng 2 đầu để tay lấy điện tiếp xúc tốt nhất.

      - Hệ điện dọc sẽ cần tính hệ số an toàn sao cho đủ tải.

     4. Cấp nguồn vào tủ điều khiển:

Tủ điều khiển cầu trục dầm đôi 20 Tấn được cấp nguồn

      - Sau khi hoàn thành hệ điện nguồn trên ray 3P sẽ được cấp vào tủ điều khiển chính trên palang & 2 động cơ dầm biên thông qua chổi quét 3P.

      - Thợ điện sẽ hoàn tất các khâu đấu nối để cấp nguồn vào tủ điều khiển.

      - Sau đó, tiến hành chạy thử & cân chỉnh phanh cho động cơ nâng & động cơ dầm biên. Đảm bảo phanh đều & không bị bó.

     5. Chạy thử & cân chỉnh:

      - Đây là bước chạy không tải trên toàn hành trình để đánh giá tổng thể từ kết cấu dầm đến thiết bị.

      - Khi chạy cần để ý đến các điểm sau:

      + 2 đầu dầm biên di chuyển đều & không có âm thanh lạ.

      + Các cụm bánh xe & ray tiếp xúc đều từ hai bên. Bao gồm bánh xe di chuyển xe con & bánh xe dầm biên.

Kiểm tra - Bánh xe xe con & ray của cầu trục dầm đôi

      + Phanh hoạt động tốt & không bị bó.

      + Các hướng điều khiển đúng theo tay bấm.

      + Giới hạn hành trình nâng & di chuyển hoạt động tốt.

     6. Kiểm định - Thử tải Cầu trục:

      + Đây là bước để đưa cầu trục vào vận hành an toàn sau khi được đánh giá & chứng nhận bởi cơ quan nhà nước.

      + Trước khi thử tải cần chuẩn bị công việc sau:

       . 1 bộ hồ sơ thử tải theo quy định.

       . Tải để thử theo 2 hệ số 1.15 & 1.25

       . Trước khi thử tải cần kiểm tra lại hệ thống điện, từ điện nguồn đến điện điều khiển. Đảm bảo quá trình diễn ra an toàn.

      + Khi thử tải hoàn tất, hệ cầu trục sẽ được dán tem & có giá trị sử dụng trong thời gian 3 năm.

Kiểm định - Thử tải cầu trục dầm đôi 20 Tấn

     7. Đào tạo & chuyển giao:

      - Công việc này sẽ được Dai Viet Crane đảm nhận đến khi công nhân nhà máy làm chủ được thiết bị cũng như khả năng vận hành an toàn.

      - Sau quá trình đào tạo, nếu có những phát sinh xảy ra thì kĩ thuật của chúng tôi sẽ luôn bên bạn, đảm bảo xử lí nhanh nhất để đưa cầu trục vào vận hành.

      - Cuối cùng bộ cầu trục sẽ được chuyển giao cho nhà máy trong tình trạng vận hành ổn định & đã tuân thủ đầy đủ theo TCVN.

Cầu trục dầm đôi - Khẩu dộ dầm 6.5M

Địa chỉ chế tạo cầu trục dầm đôi 20 Tấn rẻ nhất tại Miền Bắc

     1. Dai Viet Crane, một đơn vị chuyên chế tạo & lắp đặt cầu trục dầm đôi 20 Tấn với:

      - Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

      - Đội ngũ thiết kế tâm huyết cùng nhiều nằm kinh nghiệm trong nghề.

      - Các thiết bị cầu trục được nhập khẩu chính hãng đấy đủ CO, CQ đi kèm.

     2. Để được giải đáp những thắc mắc về cầu trục dầm đôi 20 Tấn phù hợp nhất với bạn.Hãy liên hệ ngay với Dai Viet Crane qua :

      - Xưởng chế tạo đặt tại số 18, ngõ Nhân Hòa, đường Hải Bối, xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội.

      - Hotline: 024 6658 2434

     3. Bạn sẽ yên tâm với dịch vụ trọn gói từ khâu khảo sát đến lắp đặt hoàn thiện. Gói bảo dưỡng cầu trục miễn phí 1 năm cho khách hàng lắp mới.

Video Cầu trục dầm đôi 45/5 Tấn

Thông số kĩ thuật
Dòng sản phẩm CẦU TRỤC DẦM ĐÔI
Tải trọng nâng 15 Tấn
Chiều cao nâng 12M(18M)
Khẩu độ dầm 10M, 15M, 20M
Tốc độ di chuyển ngang 12.5 m/min
Tốc độ nâng 3.7 m/min
Tốc độ di chuyển cầu trục 10(20) m/min
Chế độ làm việc FEM(2m)/ISO(M5)
Thiết bị nâng Palang cáp dầm đôi Kukdong - Korea

 

Video Cầu trục dầm đôi 45/5 Tấn

Bài viết liên quan