Trang chủ Liên hệ

Cầu Trục Dầm Đôi 35T - Đối Tác Tin Cậy Cho Công Việc Nâng Hạ Tại Hà Nội

Tình trạng
Thiết bị mới 100%, nhập khẩu chính hãng.

Hệ cổng trục dầm đôi bao gồm
1 bộ cổng trục theo bản vẽ thiết kế.

Đơn vị chế tạo & lắp đặt
Dai Viet Crane

Bảo hành
12 tháng tính từ ngày nghiệm thu, kiểm định thử tải hoàn tất.

Giá trên Website: có thể thay đổi tùy từng thời điểm.

719.000.000₫ Tiết kiệm:

Khuyến mãi nổi bật

Dòng sản phẩm Cầu trục dầm đôi
Tải trọng nâng 35 Tấn
Chiều cao nâng 12M(18)
Khẩu độ dầm 10M, 15M, 20M
Tốc độ di chuyển ngang 12.5 m/min
Tốc độ nâng 2.3 m/min
Tốc độ di chuyển cầu trục 10(20) m/min
Chế độ làm việc FEM(2m)/ISO(M5)
Thiết bị nâng

Palang cáp điện dầm đôi

Henan TX Crane - Trung Quốc

 

Mua ngay

Cầu trục dầm đôi là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong ngành công nghiệp, được sử dụng để nâng và di chuyển tải trọng lớn một cách hiệu quả và an toàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cầu trục dầm đôi 35 tấn và tại sao nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Giới thiệu về cầu trục dầm đôi

Khái niểm cầu trục dầm đôi là gì:

- Cầu trục dầm đôi là một loại thiết bị nâng hạ phổ biến trong ngành công nghiệp, được thiết kế với kết cấu đặc biệt gồm hai dầm chính có cùng kích thước và được đặt song song với nhau. Điều đặc biệt là chúng được kết nối vuông góc bằng bulong và dầm biên cầu trục, tạo thành một cấu trúc vững chắc và đáng tin cậy. Hai dầm chính trong cầu trục dầm đôi có khả năng chịu tải trọng như nhau, điều này đảm bảo tính ổn định và an toàn khi hoạt động.

- Cấu trúc dầm đôi giúp cầu trục có khả năng nâng hạ và vận chuyển các tải trọng lớn một cách hiệu quả và ổn định. Điều này làm cho cầu trục dầm đôi trở thành một giải pháp lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp, từ nâng hạ máy móc và thiết bị đến vận chuyển vật liệu trong quá trình sản xuất và xây dựng.

- Với khả năng chịu tải cao và tính linh hoạt trong sử dụng, cầu trục dầm đôi 35 tấn đã trở thành một lựa chọn ưu việt cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tại Việt Nam, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và tăng cường hiệu suất làm việc.

 Hình ảnh: Cầu trục dầm đôi 35T Tại NM thép Trường Sơn – Cty Minh Bạch – Thái Nguyên

Đặc điểm của cầu trục dầm đôi:

- Dầm chính và dầm biên kết hợp: Một trong những đặc điểm đáng chú ý của cầu trục dầm đôi là cấu trúc kết hợp giữa dầm chính và dầm biên. Dầm chính, thường là hai thanh thép chính có cùng kích thước, được đặt song song và liên kết chặt chẽ với hai dầm biên bằng bulong và hệ thống kết nối chất lượng cao. Điều này tạo ra một cấu trúc vững chắc và đáng tin cậy cho cầu trục dầm đôi.

- Hệ thống dầm chính cho palang và xe con: Hai dầm chính trong cầu trục dầm đôi thường được sử dụng như đường chạy cho palang điện hoặc xe con. Palang điện, một thành phần quan trọng của cầu trục, được sử dụng để nâng hạ và di chuyển vật nâng theo phương của dầm chính. Điều này cung cấp tính linh hoạt và khả năng làm việc hiệu quả trong việc nâng hạ và vận chuyển tải trọng lớn.

Những bộ phận của cầu trục dầm đôi:

1. Hệ dầm chính của cầu trục dầm đôi:

- Cấu trúc dầm chính: Cấu tạo của dầm chính là một phần quan trọng của cầu trục dầm đôi. Thường được làm bằng thép tấm và có dạng hộp, cấu trúc này được thiết kế để đảm bảo độ cứng và độ vững chắc.

- Độ võng của dầm chính: Độ võng của dầm chính được thiết kế để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ. Sự linh hoạt trong thiết kế giúp tránh tình trạng quá mức mài mòn và giảm sự hao mòn theo thời gian.

2. Hệ dầm biên của cầu trục dầm đôi:

- Cấu trúc dầm biên: Thường thì dầm biên sẽ được thiết kế dạng hộp từ thép đúc sẵn hoặc thép hàn. Chúng cũng sẽ được tổ hợp tương tự như dầm chính, với sự chú ý đặc biệt đến độ song song của trục lắp bánh xe và độ cao thấp của vị trí lắp bánh xe.

3. Thiết bị nâng cho cầu trục dầm đôi:

- Palang cáp điện dầm đôi hoặc xe con cầu trục: Đây là thành phần quan trọng của cầu trục, được sử dụng để nâng hạ và di chuyển tải trọng. Palang cáp điện có thể được nhập khẩu đồng bộ hoặc tổ hợp dưới dạng thiết bị riêng lẻ, tùy theo yêu cầu và đặc tính cụ thể của từng công việc hoặc nhà máy.

Hình ảnh: Xe con cầu trục dầm đôi 35T sản xuất tại Đông Anh – Hà Nội

4. Hệ cấp điện cho cầu trục dầm đôi:

- Hệ điện dọc: Hệ điện nguồn chạy dọc nhà xưởng, thường thấy trong các kiểu thanh quẹt an toàn 1P, 3P, 4P. Hệ này có chức năng cung cấp điện cho cả hệ cầu trục.

- Hệ điện ngang: Hệ điện nguồn lắp đặt song song với dầm chính, thường sử dụng kiểu sâu đo máng. Phụ kiện hệ điện ngang cung cấp nguồn điện cho cầu trục dầm đôi.

- Tủ điều khiển: Các hãng sản xuất palang điện thường trang bị một tủ điều khiển đồng bộ cho toàn bộ hệ cầu trục với 6 hướng di chuyển. Tủ điều khiển này thường được xây dựng bằng Contactor (khởi động từ) và có khả năng khởi động trực tiếp qua điện áp nguồn. Thực tế cho thấy, động cơ nâng và động cơ dầm biên thường cần điều chỉnh tốc độ khi khởi động, và thời gian tăng giảm tốc giúp cầu trục hoạt động mềm mại hơn. Lúc này, tủ điều khiển thường tích hợp biến tần để đáp ứng yêu cầu cụ thể của công việc.

Hình ảnh: Tủ điều khiển Cầu Trục Dầm đôi 35T – Tại NM thép Trường Sơn - CT Minh Bạch - Thái Nguyên

5. Hệ ray di chuyển cầu trục & dầm đỡ ray:

- Ray vuông: Ray vuông hay thép vuông đặc có các chuẩn từ 10x10(mm) đến 100x100(mm), được hàn trực tiếp lên đỉnh dầm đỡ hoặc đỉnh dầm chính.

- Ray P: Thường gọi là ray xe lửa với các chuẩn phổ biến từ P18 đến P30. Khác với ray vuông, khi lắp đặt ray P thường đi kèm với kẹp ray để liên kết ray với dầm đỡ ray.

- Dầm đỡ ray: Dầm đỡ ray có cấu tạo kiểu thép hình H hoặc I và được đặt trên vai cột, liên kết bằng bulong hoặc hàn trực tiếp

Nguyên lý hoạt động khi và lắp đặt cầu trục dầm đôi.

 Những lưu ý khi chọn cầu trục dầm đôi:

- Kiểm tra trước khi sử dụng: Trước khi đưa cầu trục dầm đôi vào hoạt động, bạn nên tiến hành thử tải nó. Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị như palang, hệ cấp điện, và cơ cấu di chuyển hoạt động bình thường và không có bất kỳ sự bất ổn nào. Việc kiểm tra trước này đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của cầu trục.

- An toàn trong quá trình vận hành: Khi cầu trục đang hoạt động, luôn tuân theo các quy tắc an toàn. Không bao giờ đứng dưới vật nâng hoặc đứng trên vật nâng trong quá trình vận hành, vì điều này có thể gây nguy hiểm cho con người. Luôn duy trì khoảng cách an toàn.

- Bảo dưỡng định kỳ: Để đảm bảo hiệu suất và độ an toàn, cầu trục dầm đôi cần phải được bảo dưỡng định kỳ. Bảo dưỡng bao gồm kiểm tra và bảo trì thiết bị, thay thế các linh kiện khi cần thiết và làm sạch để ngăn ngừa sự hao mòn.

- Phụ kiện thay thế sẵn sàng: Luôn duy trì một kho phụ kiện để thay thế khi cần thiết. Các phụ kiện này bao gồm các linh kiện chính như cáp, bulong, ổ trục và các bộ phận khác có thể bị hỏng hoặc ăn mòn theo thời gian. Sẵn sàng có các phụ kiện này giúp bảo đảm sự liên tục trong hoạt động.

- Sử dụng đúng mục đích: Hãy đảm bảo rằng cầu trục được sử dụng theo đúng mục đích và chức năng mà nó được thiết kế. Hãy tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo rằng vật nâng cũng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi:

- Cấu trúc dầm chính và dầm cuối: Dầm chính của cầu trục dầm đôi có hai đầu liên kết cứng với dầm cuối theo cả phương thẳng đứng và phương ngang. Ở đầu dầm cuối, có bánh xe được lắp để di chuyển trên hai thanh ray chạy dọc theo mặt sàn của nhà xưởng. Khoảng cách giữa tâm các ray theo phương ngang được gọi là khẩu độ của cầu trục.

- Thiết bị nâng: Cầu trục dầm đôi sử dụng thiết bị nâng, có thể là palang hoặc xe con. Khi cầu trục hoạt động, palang di chuyển dọc theo các đường ray trên dầm chính. Tùy vào mục đích sử dụng, có thể lắp đặt một hoặc hai cơ cấu nâng trên palang. Nếu có hai cơ cấu nâng, cơ cấu nâng chính sẽ có khả năng nâng tải trọng lớn hơn so với cơ cấu nâng phụ.

- Cơ cấu di chuyển: Cơ cấu di chuyển được đặt trên cấu trúc dầm cầu và giúp cầu trục di chuyển dọc theo dầm chính. Nguồn điện được cung cấp thông qua đường điện chạy dọc theo nhà xưởng, cung cấp điện cho động cơ của các cơ cấu di chuyển này.

- Cáp điện treo lên: Động cơ trên palang của cầu trục được cấp điện thông qua cáp điện được treo lên trên.

- Kết cấu thép và sàn đứng: Phần kết cấu thép của cầu trục thường được thiết kế với sàn đứng và lan can để phục vụ việc đi lại và bảo dưỡng cầu trục cũng như các thiết bị khác.

Quy trình lắp đặt cầu trục dầm đôi:

1. Lắp đặt dầm cho cầu trục dầm đôi 35 Tấn:

- Lắp đặt dầm chính và dầm biên nên được thực hiện dưới sàn.

- Bắt đầu bằng việc đặt hai dầm chính và hai dầm biên vào vị trí phẳng để tổ hợp lại trước. Các mặt bích nối ghép cần được căn chỉnh sao cho khớp hoàn hảo trước khi siết bulong liên kết.

- Sau đó, lắp động cơ vào dầm biên, thông thường vị trí này kết nối bằng mặt bích và bulong. Lưu ý rằng các bánh răng truyền động cần được bôi trơn trước khi lắp đặt.

- Cuối cùng, lắp hệ điện ngang lên máng C đã chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp không gian lắp đặt hạn chế hoặc không có xe cẩu lớn, việc lắp đặt dầm chính có thể chia thành hai lần, lần đầu lắp hai dầm biên và một dầm chính được tổ hợp trước và đưa lên, lần hai cẩu dầm còn lại lên để hoàn thiện.

2. Lắp đặt Dầm đỡ ray & ray di chuyển cầu trục dầm đôi 35 Tấn

- Đặt hai đoạn ray lên và gá tạm vào dầm đỡ, sau đó cẩu dầm cầu trục đặt lên ray để lấy tim ray ở hai bên để đảm bảo chúng đều.

- Sau khi lấy được tim ray, cần gắn chặt ray vào dầm đỡ. Sau đó, sử dụng tay di chuyển dầm từ hai đầu để kiểm tra xem bánh xe dầm biên có bị lệch không và khoảng cách giữa bánh xe và ray ở hai bên đã đều chưa.

- Tiếp theo, cẩu xe con đặt lên ray (trên đỉnh dầm chính), khoảng cách giữa hai tim ray di chuyển của xe con và khoảng cách giữa hai tim bánh xe luôn được tính toán trước.

3. Lắp đặt hệ điện dọc cầu trục dầm đôi 35 Tấn

- Đảm bảo ray an toàn được kéo căng và thẳng ở hai đầu để đảm bảo tay lấy điện tiếp xúc tốt nhất.

- Hệ điện dọc sẽ cần tính hệ số an toàn sao cho đủ tải.

4. Cấp nguồn vào tủ điều khiển

- Sau khi hoàn thành hệ điện nguồn trên ray 3P, cấp điện vào tủ điều khiển chính trên palang và hai động cơ dầm biên thông qua chổi quét 3P.

- Thợ điện sẽ hoàn tất các đấu nối để cấp nguồn vào tủ điều khiển.

- Sau đó, tiến hành chạy thử và cân chỉnh phanh cho động cơ nâng và động cơ dầm biên để đảm bảo phanh hoạt động tốt và không bị kẹt.

5. Chạy thử & cân chỉnh

- Chạy không tải trên toàn hành trình để đánh giá tổng thể từ kết cấu dầm đến thiết bị.

- Hai đầu dầm biên di chuyển đều và không có âm thanh lạ.

- Các cụm bánh xe và ray tiếp xúc đều từ hai bên, bao gồm bánh xe di chuyển xe con và bánh xe dầm biên.

- Phanh hoạt động tốt và không bị kẹt.

- Các hướng điều khiển đúng theo tay bấm.

- Giới hạn hành trình nâng và di chuyển hoạt động tốt.

6. Kiểm định - Thử tải Cầu trục

- Đây là bước để đưa cầu trục vào vận hành an toàn sau khi được đánh giá và chứng nhận bởi cơ quan nhà nước.

- Trước khi thử tải, cần chuẩn bị công việc sau:

- Một bộ hồ sơ thử tải theo quy định.

  + Tải để thử theo hai hệ số 1.15 và 1.35.

  + Kiểm tra lại hệ thống điện, từ điện nguồn đến điện điều khiển trước khi thử tải để đảm bảo an toàn.

  + Khi thử tải hoàn tất, hệ cầu trục sẽ được dán tem và có giá trị sử dụng trong thời gian 3 năm.

Hình ảnh: Lắp đặt cầu trục dầm đôi 35T - KCN Sông Công - Thái Nguyên

Địa chỉ đặt mua Cẩu trục dầm đôi 35T uy tín nhất:

 1. Dai Viet Crane là đơn vị chế tạo Cẩu trục dầm đôi với chất lượng an toàn, chi phí lắp đặt & bảo dưỡng với giá thành tốt nhất. Sản xuất và thi công tiến hành nhanh.

 2. Các sản phẩm của chúng tôi khi cung cấp đến khách hàng sẽ được bảo hành trong vòng 1 năm (3 tháng/ lần) kể từ khi đưa sử dụng.

 3. Hãy gọi cho chúng tôi khi Quý khách có nhu cầu lắp đặt Cẩu trục dầm đôi theo thông tin bên dưới:

- Địa chỉ sản xuất: số 18, ngõ Nhân Hòa, đường Hải Bối, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Khách hàng có thể liên hệ qua hotline:  0917 320 986 để được tư vấn miễn phí.

- Rất hi vọng được phục vụ quý khách hàng lâu dài.

Video Cầu trục dầm đơn  45/5 Tấn