Cầu trục dầm đôi là gì?
1. Cầu trục dầm đôi, là một thiết bị dùng để nâng/hạ & di chuyển vật tư hay chi tiết máy có kích thước, khối lượng lớn mà cầu trục dầm đơn không đảm nhận được. Nhằm thúc đẩy tối đa thời gian, năng suất trong từng bộ phận sản xuất & giúp giảm thiểu sức lao động con người. Vì vậy hiện nay hệ cầu trục này được sử dụng phổ biến nhất trong các dây chuyền sản xuất, nhà máy thép, nhà máy bê tông, hay các công trình thủy điện...
2. Cầu trục dầm đôi giúp tăng năng suất làm việc trên từng ca sản xuất.
3. Cầu trục dầm đôi có có đặc điểm là dùng hai dầm chính để làm đường chạy cho palang điện(xe con), palang này giúp nâng hạ & di chuyển vật nâng theo phương của dầm chính. Dầm chính liên kết với 2 dầm hai bên gọi là dầm biên để giúp cầu trục di chuyển theo phương dọc nhà xưởng.
4.Cầu trục dầm đôi gồm các phần chính như: hệ dầm chính, hệ dầm biên, palang điện, hệ thống điện & hệ dầm đỡ ray cầu trục.
5. Để tìm hiểu chủ đề này rõ hơn chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng thành phần hình thành lên hệ Cầu trục dầm đôi.
Cấu tạo cầu trục dầm đôi gồm:
Hình ảnh Cầu trục dầm đôi.
1. Kết cấu thép cầu trục dầm đôi: bao gồm dầm chính & dầm biên.
- Dầm chính: bao gồm 2 dầm & là vị trí chịu lực chính cho cả hệ cầu trục, được tổ hợp từ thép tấm(cắt ra từ Máy cắt plasma CNC theo kích thước định sẵn) & được liên kết chặt chẽ với nhau qua các mối hàn. Nhằm đảm bảo tính chịu lực & độ võng thiết kế theo TCVN.
- Kiểu dầm chính: có cấu tạo kiểu dầm hộp với tính ổn định & độ an toàn cao.
- Dầm biên: cũng được thiết kế theo kiểu dầm hộp, bao gồm kết cấu khung dầm biên, động cơ giảm tốc, bánh răng truyền động & bánh xe. Đây là cơ cấu di chuyển cả hệ cầu trục theo chiều dài nhà xưởng thông qua ray(ray P, ray vuông).
2. Thiết bị cầu trục: là thiết bị nâng chính & được Dai Viet Crane nhập khẩu từ các hãng sản xuất palang điện nổi tiếng như Balkansko - Bulgaria, Kukdong Hoist - Korea, WKTO – China, Henan Tx Crane, China…
- Thiết bị nâng cho cầu trục dầm đôi là palang cáp điện dầm đôi hay xe con cầu trục. Được nhập khẩu đồng bộ hay tổ hợp ở dạng thiết bị rời tùy theo chế độ làm việc của từng nhà máy hay đặc tính cửa từng công việc.
- Xe con hoạt động theo 4 hướng(lên, xuống, trái, phải) & di chuyển trên ray đặt ở đỉnh dầm chính.
Hình ảnh xe con cầu trục
3. Hệ điện cầu trục: bao gồm hệ điện dọc, hệ điện ngang & tủ điều khiển.
- Hệ điện dọc: là hệ điện nguồn chạy dọc nhà xưởng, thường thấy ở kiểu thanh quẹt an toàn 1P, 3P, 4P. Với chức năng cung cấp điện cho cả hệ cầu trục.
- Hệ điện ngang: là hệ điện nguồn lắp song song với dầm chính, kiểu sâu đo máng C. Có chức năng cung cấp điện cho xe con cầu trục.
- Tủ điều khiển: các hãng sản xuất palang điện luôn trang bị 1 tủ điều khiển đồng bộ cho cả hệ cầu trục với 6 hướng di chuyển. Thường là tủ điều khiển bằng Contactor(khởi động từ) với kiểu khởi động trực tiếp qua điện áp nguồn.
- Thực tế cho thấy, động cơ nâng & động cơ dầm biên luôn cần thay đổi tốc độ khi khởi động với thời gian tăng giảm tốc sẽ giúp hệ cầu trục hoạt động mềm mại hơn hay khi cần sử dụng tốc độ chậm để lắp đặt các chi tiết máy…Lúc này tủ điều khiển sẽ được tích hợp thêm biến tần để đáp ứng yêu cầu trên.
4. Hệ ray di chuyển cầu trục & dầm đỡ ray: có 2 loại ray trên cầu trục dầm đôi. Một là đường chạy cho xe con & hai là cho di chuyển cầu trục.
- Ray vuông: hay thép vuông đặc có các chuẩn từ 10x10(mm) đến 100x100(mm), được hàn trực tiếp lên đỉnh dầm đỡ hay đỉnh dầm chính.
- Ray P: thường gọi là ray xe lửa với các chuẩn hay dùng từ P18 đến P30. Khác với ray vuông khi lắp đặt ray P thường đi kèm với kẹp ray để liên kết ray với dầm đỡ ray.
- Dầm đỡ ray: có cấu tạo kiểu thép hình H, I. Dầm đỡ được đặt trên vai cột & liên kết kiểu bulong hoặc hàn trực tiếp.
Ưu điểm, phân loại cầu trục dầm đôi
1. Cầu trục dầm đôi có ưu điểm là sức nâng mạnh mẽ & chế độ làm việc cao nên được sử dụng chủ yếu trong các dây chuyền của nhà máy sản xuất bê tông, nhà máy sản xuất thép...
2. Cầu trục dầm đôi tiêu chuẩn được phân thành các loại như sau: cầu trục dầm đôi 5 Tấn, cầu trục dầm đôi 7.5 Tấn, cầu trục dầm đôi 10 Tấn, cầu trục dầm đôi 15 Tấn…đến cầu trục dầm đôi 70 Tấn. Dựa trên tải trọng nâng của palang cáp điện dầm đôi.
3. Bên cạnh đó, có một số hệ Cầu trục dầm đôi sử dụng trong những môi trường đặc thù như thủy điện ta lại có cầu trục gian máy, là một dạng của cầu trục hai dầm chính, phục vụ nhu cầu lắp đặt & sửa chữa tua bin nước.
Báo giá cầu trục dầm đôi bao gồm những gì?
Hình ảnh Cầu trục dầm đôi 30 Tấn.
1. Thứ 1: đơn giá dầm cầu trục hay thường gọi là đơn giá kết cấu thép sẽ dựa trên đề bài khách hàng cung cấp cho Dai Viet Crane, bao gồm:
- Tải trọng nâng tối đa.
- Khẩu độ dầm chính, chiều dài hành trình hoạt động hay diện tích nhà xưởng.
2. Thứ 2: Đơn giá cho thiết bị cầu trục hay palang điện.
- Khi đã có tải trọng nâng tối đa thì chúng ta có thể lựa chọn được một dòng palang dựa trên 3 yếu tố sau:
- Chế độ làm việc: không liên tục(M3-M4), trung bình(M5), cao(M6-M7). Điều này dựa trên tần suất hoạt động thực tế của palang tại nhà máy & xí nghiệp.
- Chiều cao nâng: được xác định từ vị trí đỉnh dầm chính đến mặt sàn hạy vị trí cần nâng tải làm tiêu chuẩn. Thông thường chiều dài cáp tải trên palang điện sẽ dài hơn nhu cầu thực tế cho mục đích an toàn.
- Tốc độ nâng hạ & di chuyển của palang điện: với mỗi hãng sản xuất khác nhau thì sẽ cung cấp cho chúng ta 1 lựa chọn về tốc độ. Do đó, để đảm năng suất hay nhu cầu của từng nhà máy thì khâu lựa chọn này rất quan trọng.
- Thông thường tốc độ nâng sẽ cần thay đổi, tốc độ nhanh dùng cho hành trình di chuyển dài & tốc độ chậm khi cần căn chỉnh ở khoảng cách hẹp, ngắn.
3. Thứ 3: đơn giá hệ điện cầu trục bao gồm 3 thành phần như:
- Hệ điện ngang: có chiều dài tính theo khẩu độ dầm chính(nhân với hệ số 1.15) & công suất chịu tải của cáp điện dựa trên công suất tổng của palang điện hay xe con.
- Hệ điện dọc: thì dựa trên chiều dài hành trình chạy dọc của cầu trục để có chiều dài ray an toàn 3P(4P). Công suất ray điện 3P cần tính dựa trên tổng công suất của cầu trục.
- Tủ điều khiển tích hợp biến tần(nếu có): bao gồm tủ biến tần cho cơ cấu nâng hay tủ biến tần cho cơ cấu di chuyển cầu trục, khi cần thay đổi tốc độ cho động cơ nâng hay động cơ dầm biên.
Hình ảnh Tủ điều khiển cầu trục - Tích hợp biến tần.
- Bên cạnh đó, có một lựa chọn khách hàng hay để ý đến là kiểu điều khiển cầu trục thông qua tay bấm điều khiển từ xa.
4. Thứ 4: Hệ ray di chuyển cầu trục:
- Một số nhà xưởng hay nhà máy, xí nghiệp khi xây dựng có tính đến việc lắp đặt cầu trục thì hệ kết cấu đã được chuẩn bị sẵn từ vai cột đến dầm đỡ. Khi đó việc báo giá cầu trục sẽ đi từ ray di chuyển đi lên dầm cầu trục.
- Ray di chuyển thường có chiều dài từ 6M/ 1 cây đến 10M/ 1 cây & có cách lắp đặt khác nhau tùy thuộc vào kiểu dầm đỡ ở dạng bê tông cốt thép hay ở dạng thép hình(I, H).
- Xem báo giá cầu trục dầm đôi 30 Tấn tại đây.
Bảng giá cầu trục dầm đôi năm 2021
Bảng giá cầu trục dầm đôi năm 2021
- Lưu ý: Bảng giá trên bao gồm kết cấu dầm cầu trục, xe con đồng bộ & hệ điện ngang. Khi quý khách có yêu cầu thêm hoặc cần báo giá cầu trục trọn gói vui lòng liên hệ hotline 024 6658 2434
Các bước sản xuất dầm cầu trục
1. Để sản xuất được 1 bộ dầm cầu trục thì khâu đầu tiên là lấy thông tin dựa trên mặt bằng của nhà xưởng. Từ đây các kĩ sư sẽ tiến hành thiết kế & đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo tính chịu lực & vận hành an toàn, phù hợp với từng đặc tính của nhà xưởng đó.
2. Sau khi phương án tối ưu được thông qua bởi khách hàng hay chủ đầu tư thì sẽ đến khâu khảo sát thực tế để đối chiếu lại số liệu cũng như xem xét tính phù hợp giữa kết cấu hiện trạng với bộ cầu trục chuẩn bị chế tạo.
3. Tại đây nếu có yếu tố phát sinh thì chủ đầu tư sẽ nhận được thông báo kèm theo phương án thực hiện cụ thể.
4. Báo giá & Hợp đồng cầu trục được hai bên thông qua khi phương án tối ưu nhất được lựa chọn để tiến đến bước chế tạo.
5. Tại đây, các kĩ sư sẽ tiến hành thiết kế trên phần mềm(Auto Cad) & tính toán, phân tích, tối ưu kết cấu trên các công cụ phân tích chuyên dụng(SAP), cộng với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành.
6. Sau khi thiết kế xong, sẽ được bóc tách ra bản vẽ chi tiết để có mặt cắt tiết diện dầm.
7. Quy trình sản xuất dầm cầu trục 9 bước như sau:
- Bước 1: Cắt phôi:
Hình ảnh nạp dữ liệu vào máy cắt CNC
Hình ảnh ra phôi
+ Công cụ: máy cắt CNC chuyên dụng.
+ Vật liệu: thép tấm(SS400, Q235, Q345).
+ Bản vẽ chi tiết dưới dạng file cad sẽ được nạp vào máy CNC để tiến hành ra phôi. Đó là các tấm thành(tấm bụng), tấm đỉnh, tấm đáy, tấm vách hay mặt bích liên kết đầu dầm…
- Bước 2: Tổ hợp tấm đỉnh & tấm vách:
Hình ảnh tổ hợp tấm đỉnh & tấm vách
+ Tấm đỉnh(cánh trên) & vách sẽ được đặt trên sàn gá dầm để hàn trước.
+ Tùy vào tải trọng & khẩu độ để quyết định số lượng các tấm vách hay nói cách khác khoảng cách giữa các tấm vách có thể dao động từ 700mm đến 1000mm.
- Bước 3: Tổ hợp tấm thành 2 bên:
Hình ảnh tổ hợp tấm thành
+ Tấm thành(tấm bụng) ở 2 bên được được hàn với thép V hay còn gọi là thép sườn. Số lượng thép sườn dọc trên mỗi tấm thành là 2.
+ Công đoạn này tạo ra sự ổn định cho cầu trục.
- Bước 4: Tổ hợp tấm thành, tấm đỉnh & tấm vách:
Hình ảnh Tổ hợp tấm thành, tấm đỉnh & tấm vách
+ Đây là công đoạn quan trọng đòi hỏi kinh nghiệm & có sự hỗ trợ của máy chuyên dụng.
- Bước 5: Tổ hợp tấm đáy:
Hình ảnh Tổ hợp tấm đáy
+ Đây là công đoạn cuối cùng, khi tấm đáy & mặt bích đầu dầm được hàn lại hình thành lên khung dầm chính.
- Bước 6: Tổ hợp dầm biên cầu trục:
Hình ảnh Tổ hợp dầm biên cầu trục
+ Tổ hợp dầm biên cầu trục cũng bao gồm các bước giống như tổ hợp dầm chính. Thêm vào đó là khâu khoét lỗ để lắp bánh xe & động cơ dầm biên. Hai đầu dầm được gắn cao su giảm chấn.
- Bước 7: Tổ hợp dầm chính & dầm biên:
Hình ảnh Tổ hợp dầm chính & dầm biên
+ Đây cũng là một khâu quan trọng, đảm bảo cho cầu trục chạy ổn định, chạy đều 2 bên & không có tiếng kêu khi di chuyển.
+ Để làm được điều này cũng cần dùng đến công cụ hỗ trợ như máy đo, lấy dấu & kinh nghiệm của người thợ.
- Bước 8: Làm sạch bề mặt dầm:
+ Khâu này gồm các bước như đánh rỉ, dùng máy mài chà sắt, sử dụng máy phun cát(hay phun bi) để làm sạch mặt dầm.
- Bước 9: Sơn màu cho cầu trục:
Hình ảnh Sơn màu cho cầu trục
+ Cầu trục sau khi làm sạch sẽ được sơn 2 lớp, lớp đầu tiên là sơn chống rỉ hay còn gọi là sơn lót, tiếp đến là lớp sơn màu với 3 loại màu phổ biến như màu cam, màu vàng hay màu đỏ.
+ Trên đây là tóm tắt 9 bước để hình thành lên 1 bộ dầm cầu trục hoàn thiện.
Tiêu chuẩn chế tạo cầu trục tại Việt Nam
1. Tiêu chuẩn chế tạo Cầu trục, cổng trục, palang điện, tời nâng tại Việt Nam: TCVN 4244:2005
Các bước lắp đặt cầu trục dầm đôi:
1. Trước khi tiến hành lắp đặt chúng ta cần chuẩn bị một số công việc sau:
2. Lựa chọn phương tiện & không gian lắp đặt hợp lí nhất, điều này đảm bảo các khâu lắp dựng nhanh chóng & không phát sinh chi phí.
3. Công nhân đảm nhận lái xe cẩu cần có chứng chỉ & kinh nghiệm lắp dựng.
4. Nhân sự lắp đặt cần tối thiểu 4 người(1 nhóm trưởng, 1 thợ điện, 2 thợ cơ khí)
5. Sau khi xe chở dầm & thiết bị hạ tải tại công trường thì công việc lắp đặt bắt đầu:
Hình ảnh xe chở dầm cầu trục đi lắp đặt
- Bước 1: Lắp đặt dầm cầu trục
+ Công việc này nên thực hiện bên dưới sàn.
+ Đầu tiên đặt hai dầm chính & hai dầm biên vào vị trí bằng phẳng để tổ hợp lại trước, các mặt bích ghép nối cần được căn chỉnh sao cho khớp trước khi siết bulong liên kết.
+ Tiếp đến là lắp động cơ vào dầm biên, thông thường vị trí này kết nối kiểu mặt bích & bulong. Lưu ý các bánh răng truyền động cần được bôi trơn trước khi lắp.
+ Cuối cùng là lắp hệ điện ngang lên máng C đã chuẩn bị từ trước.
+ Trong tình huống không gian lắp đặt nhỏ hoặc không có xe cẩu lớn thì việc lắp đặt dầm chính sẽ chia hai lần, lần 1 sẽ cho hai dầm biên & một dầm chính được tổ hợp trước & đưa lên, lần hai sẽ cẩu dầm còn lại lên để hoàn thiện.
Hình ảnh Dầm cầu trục lắp đặt dưới sàn
- Bước 2: Lắp đặt Dầm đỡ ray & ray di chuyển cầu trục:
Hình ảnh lắp đặt dầm đỡ ray & Ray di chuyển cầu trục
+ Đặt 2 đoạn ray lên & gá tạm vào dầm đỡ, sau đó cẩu dầm cầu trục đặt lên ray để lấy tim ray 2 bên cho đều.
+ Sau khi lấy được tim ray, cần gá chặt ray vào dầm đỡ. Sau đó dùng tay di chuyển dầm từ 2 đầu để test xem bánh xe dầm biên có bị lệch không, khoảng hở giữa bánh xe & ray ở 2 bên đã đều chưa.
+ Tiếp đến là cẩu xe con đặt lên ray(trên đỉnh dầm chính), khoảng cách 2 tim ray di chuyển xe con & khoảng cách 2 tim bánh xe luôn được tính toán trước.
+ Cuối cùng là lắp đặt hoàn thiện ray chạy dọc, cần có đầu chặn để giữ giới hạn khi cầu trục tiếp xúc điểm đầu cuối của ray.
+ Hoàn thành bước 2.
- Bước 3: Lắp đặt hệ điện dọc:
Hình ảnh Lắp đặt - Hệ điện dọc(1P)
+ Bước này cần đảm bảo ray an toàn được kéo căng & thẳng 2 đầu để tay lấy điện tiếp xúc tốt nhất.
+ Hệ điện dọc sẽ cần tính hệ số an toàn sao cho đủ tải.
- Bước 4: Cấp nguồn vào tủ điều khiển:
Hình ảnh Cấp nguồn vào tủ điều khiển
+ Sau khi hoàn thành hệ điện nguồn trên ray 3P sẽ được cấp vào tủ điều khiển chính trên palang & 2 động cơ dầm biên thông qua chổi quét 3P.
+ Thợ điện sẽ hoàn tất các khâu đấu nối để cấp nguồn vào tủ điều khiển.
+ Sau đó, tiến hành chạy thử & cân chỉnh phanh cho động cơ nâng & động cơ dầm biên. Đảm bảo phanh đều & không bị bó.
- Bước 5: Chạy thử & cân chỉnh:
+ Đây là bước chạy không tải trên toàn hành trình để đánh giá tổng thể từ kết cấu dầm đến thiết bị.
+ Khi chạy cần để ý đến các điểm sau:
+ 2 đầu dầm biên di chuyển đều & không có âm thanh lạ.
+ Các cụm bánh xe & ray tiếp xúc đều từ hai bên. Bao gồm bánh xe di chuyển xe con & bánh xe dầm biên.
Hình ảnh Kiểm tra - Bánh xe xe con & ray
+ Phanh hoạt động tốt & không bị bó.
+ Các hướng điều khiển đúng theo tay bấm.
+ Giới hạn hành trình nâng & di chuyển hoạt động tốt.
- Bước 6: Kiểm định - Thử tải Cầu trục:
Hình ảnh Kiểm định - Thử tải cầu trục
+ Đây là bước để đưa cầu trục vào vận hành an toàn sau khi được đánh giá & chứng nhận bởi cơ quan nhà nước.
+ Trước khi thử tải cần chuẩn bị công việc sau:
. 1 bộ hồ sơ thử tải theo quy định.
. Tải để thử theo 2 hệ số 1.15 & 1.25
. Trước khi thử tải cần kiểm tra lại hệ thống điện, từ điện nguồn đến điện điều khiển. Đảm bảo quá trình diễn ra an toàn.
+ Khi thử tải hoàn tất, hệ cầu trục sẽ được dán tem & có giá trị sử dụng trong thời gian 3 năm.
- Bước 7: Đào tạo & chuyển giao:
+ Công việc này sẽ được Dai Viet Crane đảm nhận đến khi công nhân nhà máy làm chủ được thiết bị cũng như khả năng vận hành an toàn.
+ Sau quá trình đào tạo, nếu có những phát sinh xảy ra thì kĩ thuật của chúng tôi sẽ luôn bên bạn, đảm bảo xử lí nhanh nhất để đưa cầu trục vào vận hành.
+ Cuối cùng bộ cầu trục sẽ được chuyển giao cho nhà máy trong tình trạng vận hành ổn định & đã tuân thủ đầy đủ theo TCVN.
Đơn vị chế tạo cầu trục tại Đông Anh - Hà Nội
1. Dai Viet Crane, một đơn vị chuyên chế tạo & lắp đặt cầu trục, với đôi ngũ thiết kế tâm huyết cùng nhiều nằm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi có nhà xưởng chế tạo đặt tại số 18, ngõ Nhân Hòa, đường Hải Bối, xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội.
2. Hãy liên hệ ngay với Dai Viet Crane qua hotline: 024 6658 2434 để được giải đáp các thắc mắc & tư vấn tận tình để đưa ra các phương án báo giá cầu trục phù hợp nhất với bạn.
3. Bạn sẽ yên tâm với dịch vụ trọn gói từ khâu khảo sát đến lắp đặt hoàn thiện. Gói bảo dưỡng cầu trục miễn phí 1 năm cho khách hàng lắp mới.
Download bản vẽ thiết kế cầu trục dầm đôi tiêu chuẩn
- Tại đây.